Tuy vận chuyển chỉ hơn 9.000 tấn hàng hóa trong năm ngoái, nhưng Cảng hàng không Quốc tế Cần Thơ (sân bay Cần Thơ) được đề xuất mở rộng, nâng cấp để trở thành trung tâm logistics, kho vận của cả nước và khu vực.

Cảng hàng không Quốc tế Cần Thơ vận chuyển chỉ hơn 9.000 tấn hàng hóa trong năm ngoái.

Ông Nguyễn Nhật, Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải cho biết, nhu cầu vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng không qua Cảng hàng không Quốc tế Cần Thơ là rất thấp, chỉ đạt 9.059 tấn trong năm ngoái, rất thấp so với con số 695.325 tấn của sân bay Nội Bài và 682.307 tấn của sân bay Tân Sân Nhất.

Bộ Giao thông Vận tải vừa có ý kiến trả lời các kiến nghị của UBND TP Cần Thơ, trong đó, có nội dung liên quan đến đề xuất nâng cấp, mở rộng cụm Cảng hàng không Quốc tế Cần Thơ trở thành trung tâm logistics, kho vận của cả nước và khu vực; vừa có chức năng vận chuyển hàng hóa, hành khách vừa làm nhiệm vụ hậu cần, đào tạo, huấn luyện nhân lực ngành hàng không.

Theo đó, ông Nhật của Bộ Giao thông Vận tải cho rằng, hàng hóa vận chuyển bằng đường hàng không là những loại hàng hóa nhẹ, có giá trị kinh tế cao như: linh kiện điện tử và hoa quả chất lượng cao. “Do vậy, để trở thành trung tâm logistics thì cần có nguồn hàng hóa đủ lớn”, ông Nhật cho biết trong văn bản trả lời.

Tuy nhiên, như đã nêu ở trên, hiện nay tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, nhu cầu vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng không qua Cảng hàng không Quốc tế Cần Thơ là rất thấp, chỉ 9.059 tấn trong năm ngoái, tức chỉ bằng 1,3% so với năng lực vận chuyển của sân bay Nội Bài và gần 1,33% của sân bay Tân Sân Nhất.

Theo ông Nhật, hiện Bộ Giao thông Vận tải đang lập quy hoạch tổng thể mạng Cảng hàng không, sân bay toàn quốc giai đoạn 2021-2030 và tầm nhìn đến năm 2050, trong đó, có nội dung nghiên cứu, rà soát và đề xuất phát triển các trung tâm logistics chuyên dụng hàng không.

Do vậy, cảng hàng không Quốc tế Cần Thơ sẽ được nghiên cứu làm cơ sở trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định khi phê duyệt quy hoạch và trên cơ sở đó sẽ triển khai quy hoạch chi tiết và kêu gọi đầu tư phát triển, theo ông Nhật.

Đầu tư giai đoạn 2 dự án luồng tàu biển vào sông Hậu

Về kiến nghị nạo vét luồng cho tàu biển vào sông Hậu qua kênh Quan Chánh Bố, ông Nhật cho biết, giai đoạn 1 của dự án đã góp phần quan trọng trong nâng cao năng lực vận tải bằng đường thủy cho khu vực Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL).

Theo đó, tàu tải trọng đến 20.000 tấn đã trực tiếp xuất, nhập khẩu hàng hóa từ khu vực ĐBSCL đi các tuyến biển gần, nội Á và ngược lại mà không cần phải gom hàng đến khu vực cảng Cái Mép u- Thị Vải (Bà Rịa- Vũng Tàu) hoặc các cảng biển TPHCM như trước.

Theo ông Nhật, điều này đã góp phần giúp giảm giá thành sản phẩm, rút ngắn được thời gian lưu thông hàng hóa, giảm áp lực cho hệ thống đường bộ.

Với hạng mục đê Nam của dự án đã phối hợp với đê Bắc của Trung tâm nhiệt điện Duyên Hải (Trà Vinh) tạo thành bể cảng, hỗ trợ cho hoạt động cung cấp nguyên liệu bằng đường thủy và hàng hải cho Trung tâm nhiệt điện này, góp phần đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia.

Hiện nay, đoạn luồng dùng chung với Trung tâm nhiệt điện Duyên Hải đang được thực hiện nạo vét duy tu, đảm bảo tàu 10.000 tấn đầy tải và 20.000 tấn giảm tải vận hành thuận lợi.

Theo ông Nhật, Bộ Giao thông Vận tải có chỉ đạo các đơn vị liên quan hoàn thiện báo cáo, nghiên cứu và đề xuất cấp thẩm quyền cân đối, bố trí nguồn vốn trong kế hoạch trung hạn giai đoạn 2021-2025 để sớm thực hiện giai đoạn 2 nhằm đảm bảo tính ổn định và đồng bộ của dự án.

Trung Chánh | Kinh tế Sài Gòn Online

Khám phá giải pháp của chúng tôi

Với +20 năm hình thành & phát triển chúng tôi tự tin mang lại những giải pháp hiệu quả và tối ưu nhất!

ĐÀO TẠO VÀ PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC

Thông qua hoạt động đào tạo, tư vấn, huấn luyện

  • Hỗ trợ các doanh nghiệp, các trường ứng dụng các nguyên lý quản trị logistics, chuỗi cung ứng hiện đại vào công việc thực tế của tổ chức, thực hành đổi mới, hiệu quả vượt trội;
  • Giúp các cá nhân trang bị kiến thức và kỹ năng mới để làm việc hiệu quả hơn, được chứng nhận trình độ chuyên môn theo năng lực thực tế, tương ứng với các tiêu chuẩn nghề nghiệp được quốc tế công nhận.

MÔ HÌNH VẬN HÀNH O2O VÀ CHUYỂN GIAO

Thông qua hoạt động nghiên cứu, xây dựng, vận hành các mô hình kinh doanh mới theo nguyên lý “O2O Commerce”

  • Hỗ trợ các nhà sản xuất và cung cấp dịch vụ đưa sản phẩm ra thị trường trong nước và quốc tế thông qua các sàn giao dịch trực tuyến;
  • Hỗ trợ các tập đoàn hay nhóm các công ty thực hành chuyển đổi có tính cách mạng từ các mô hình kinh doanh truyền thống, rời rạc sang mô hình tích hợp theo mạng cung ứng số (DSN).

Giải pháp này dành cho những ai?

Tư vấn chiến lược cho lãnh đạo cơ quan, doanh nghiệp

  • Tập huấn Logistics dành cho lãnh đạo
  • Tư vấn chiến lược hoạt động vận tải, giao hàng;
  • Tư vấn chiến lược hoạt động kho hàng – phân phối;
  • Tư vấn chiến lược hoạt động toàn chuỗi cung ứng;
  • Tư vấn sử dụng phần mềm Quản lý Vận tải (TMS);
  • Tư vấn sử dụng phần mềm Quản lý Kho hàng (WMS);
  • Tư vấn sử dụng phần mềm Quản lý Chuỗi cung ứng (SCM);
  • Tư vấn sử dụng Hệ thống Quản lý Quy trình (BPMS).

Tư vấn chiến lược cho lãnh đạo nhà trường

  • Tập huấn Logistics dành cho lãnh đạo các trường
  • Tư vấn, xây dựng, chuyển giao chương trình đào tạo CLC Logistics;
  • Tư vấn chiến lược nâng cao kỹ năng chuyên môn cho sinh viên;
  • Tư vấn chương trình nâng cao năng lực giảng viên;
  • Chuyển giao công nghệ Đào tạo – Thực hành.

Đào tạo cho nhân viên/người lao động

  • Các khoá học nghiệp vụ ngắn hạn (20 chương trình)
  • Các khoá nâng cao chuyên sâu (Phân tích dữ liệu, Lập kế khoạch, Mua hàng, Bán hàng, Phân phối, Marketing,…)
  • Các khóa học Kinh doing trực tuyến (Mua hàng, Bán hàng, Dịch vụ)Chương trình logistics theo tiêu chuẩn ASEAN (AFFA)
  • Chương trình logistics theo tiêu chuẩn Thế giới (FIATA)
  • Chương trình Nâng cao Quản trị chuỗi cung ứng (FIATA);
  • Khoá học nghiệp vụ Chuyên ngành Hàng hóa hàng không (CI);
  • Khoá học nghiệp vụ Chuyên ngành về Hàng hoá nguy hiểm (DG).
  • Khoá học thực hành nâng cao: Điều hành hệ thống Công nghệ ứng dụng trong logistics.

Đào tạo cho sinh viên

  • Khoá học nghiệp vụ ngắn hạn/dài hạn về logistics (FIATA, AFFA,…);
  • Khoá học nghiệp vụ ngắn hạn/dài hạn về Dịch vụ Hàng không (CI);
  • Khoá học nghiệp vụ ngắn hạn/dài hạn về hàng hoá nguy hiểm (DG);
  • Khoá học đào tạo kỹ năng mềm, kế hoạch phát triển nghề nghiệp;
  • Khoá học thực hành: sử dụng các phần mềm trong hoạt động logistics.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *